Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Phong Thủy có tác dụng gì ?


Đạo gia cho rằng vũ này là do âm dương cấu thành, giống như thái cực. Tam giới chỉ là một phạm vi cục bộ của vũ trụ do ngũ hành tạo nên. Vì thế vũ trụ diễn hóa ra Tam giới, âm dương diễn hóa thành ngũ hành. Ngũ hành chỉ phù hợp với tầng thứ thuộc trong Tam giới này, vượt quá phạm vi này thì chỉ sử dụng đạo lý về âm dương chứ không thể dùng đạo lý về ngũ hành làm chỉ đạo nữa.

Giống như các sinh mệnh tồn tại trên quả địa cầu là cần có “trọng lực”, nhưng nhận thức này của khoa học chỉ có thể là chân lý nội trong phạm vi quả địa cầu, vượt qua quả địa cầu mà tiến nhập vào phạm vi của thái dương hệ thì nó lại trở thành sai. Con người rơi vào không gian vũ trụ, khi đến các tinh cầu khác thì sẽ bị mất trọng lượng, có thể phiêu đãng bay lên.

Phong Thủy học tại Trung Quốc còn được gọi là Âm Dương học, thầy Phong Thủy tại nhân gian còn được gọi là thầy Âm Dương, vậy chúng ta có thể từ đó mà đoán ra được nguồn gốc của Phong Thủy là đến từ tầng rất cao, chẳng phải đạo lý của nó ít nhất cũng có thể dùng được trong phạm vi vũ trụ này sao ?

Thích Ca Mâu Ni đã từng nói về “tứ đại”: đất, nước, gió, lửa. Ông cho rằng vạn sự vạn vật trên thế giới này đều được cấu thành từ “tứ đại”. Lấy “con người” làm ví dụ: xương cốt thân thể chính là “địa”, là cơ sở chịu tải trọng của cả sinh mệnh, máu huyết lưu động dưới dạng lỏng được cho là “thủy”, nhiệt độ thân thể được điều hòa một cách tài tình ở 37 độ, tăng thêm 1 độ hoặc giảm đi 1 độ con người đều không chịu nổi, đó chính là “hỏa”, mà con người lại không thể sống được nếu không thở, như thế hô hấp chính là “phong”.

Từ nhận thức về biểu hiện của không gian tại thế gian này mà nhìn, Phong Thủy cũng có liên quan đến ba nhân tố phong, thủy, địa trong “tứ đại”. Cho nên từ nhận thức đối với phạm vi vũ trụ của Thích Ca Mâu Ni mà xét thì Phong Thủy cũng là rất cao rồi, ít nhất cũng chiếm được ba yếu tố, cũng là để nói nguồn gốc của Phong Thủy là rất cao, chí ít cũng phù hợp với phạm vi vũ trụ rộng lớn mà Thích Ca Mâu Ni nhận thức được.

Bất luận là Đạo gia hay là Thích Ca Mâu Ni, đều có giảng về quan hệ giữa người và vũ trụ. Phong Thủy tại Trung Quốc, bị liệt vào thế gian tiểu đạo của Đạo gia. Đạo gia tu luyện giảng “Chu Thiên”, giảng “Huyệt vị”, ngoài ra còn giảng thân thể người là một tiểu vũ trụ, rất nhiều người dù ít dù nhiều đều biết một chút tri thức về chu thiên và huyệt vị của con người, nhưng các loại chu thiên chân chính tồn tại trong cơ thể người, cùng các kinh mạch và huyệt vị, người thường rất khó để có thể biết được rõ ràng, bởi vì đây là những điều bí mật trong giới tu luyện , họ không muốn công khai nó ra một cách dễ dàng.

Trung Quốc cổ đại trực tiếp nghiên cứu các ảo bí về trời và đất, đề ra lý luận về “Thiên địa hợp nhất”, cũng là để nói: Thiên, Địa, Nhân – Tam tài đối ứng. Trong 《Đạo đức kinh》 có viết: “Nhân Pháp Địa, Địa Pháp Thiên …” như thế mọi người thử nghĩ xem, nếu thật sự là như vậy thì có phải là trên trời cũng có chu thiên và huyệt vị không ? Chỉ là lúc này huyệt vị không còn được gọi là huyệt vị nữa mà gọi là thần vị, cũng là điều Đạo gia thường nói về Chu Thiên tư chức thần, cách nói này cho rằng có 365 cái, họ phân biệt ra đối ứng với 365 huyệt vị trên thân người. Hai từ chu thiên có hàm ý chỉ sự tuần hoàn giữa trời và đất, con người có chu thiên, thì thiên địa tự nhiên cũng phải có chu thiên tồn tại.

Đồng dạng như vậy, “Địa” có khi nào cũng là một thể hệ, “Địa” liệu có phải là một thể sinh mệnh, “Địa” phải chăng cũng có mạch lạc, chu thiên và huyệt vị ? Kỳ thực nói thẳng ra, tại một góc độ nào đó mà nhận thức, địa cũng là thiên, cũng là nhân. Thiên cũng là địa, cũng là nhân. Nhân cũng đồng thời là địa, cũng là thiên. Ví dụ trong Trung Y, cơ thể người đồng thời có tồn tại ba bộ phận Thiên, Địa, Nhân. Bộ phận phía dưới con người là địa, bộ phận ở giữa chính là nhân, còn bộ phận bên trên là thiên.

Nếu như những luận thuật ở trên là đúng, vậy phải chăng chúng ta có thể nói rằng – Phong thủy, là một hoạt động ảo bí để tìm kiếm “địa”.

Bất luận gọi là Kham Dư cũng vậy, gọi là Địa Lý, gọi là Hình Pháp hay gọi là Phong Thủy cũng vậy. Mặc dù cách gọi không giống nhau, nhưng đều không cách ly với nguồn gốc, đều là quá trình chiểu theo vị trí sắp xếp của trời đất mà tìm kiếm “địa”.

Từ đây mà phát triển lý luận thêm, con người đã biến nó trở thành Phong Thủy học, và quá trình sử dụng các phương pháp cụ thể trong đó được gọi là thuật Phong Thủy. Từ ẩn nghĩa mà xét, quá trình này là hợp nhất với quá trình tu luyện phản bổn quy chân của sinh mệnh. Vì thế đây là một quá trình tu luyện đề cao của sinh mệnh. Trong quá trình tu luyện ấy có thể tu xuất ra được những điều thuộc về thể hệ “địa” cùng các thuật loại có liên quan đến hoạt động phong thủy hay các năng lực đặc biệt được người ta gọi là thuật Phong Thủy.

Khóahọc phong thủy ứng dụng tại Trường IEFA

Khoa hoc phong thuy ung dung tai truong IEFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét